Hotline: 0928.955.339 - 0908.610.936
Cái nghèo biến cuộc đời của một người trở nên khốn khổ thế nào?
Nếu bạn chưa bao giờ nghèo, bạn sẽ không bao giờ hiểu cuộc sống của người nghèo khó khăn như thế nào. Đôi khi đối mặt với cái nghèo, chúng ta trở nên bất lực, thậm chí có khóc cũng trốn vào góc kín đáo vì sợ làm phiền đến hạnh phúc của người khác.
Trên mạng xã hội gần đây có một người chia sẻ câu chuyện của chính bản thân mình về việc cái nghèo nó khiến cuộc sống thực sự khó khăn ra sao:
Tôi năm nay 25 tuổi, gia đình ở nông thôn, bố mất sớm, em trai bị đột quỵ não, còn mẹ thì sức khoẻ lại không được tốt. Dù làm việc rất vất vả nhưng lương mỗi tháng chỉ khoảng 7 triệu đồng, cuộc sống gia đình rất khó khăn, thậm chí nhiều lần tôi còn có ý định quyên sinh vì quá tuyệt vọng. Nhưng rồi tôi suy nghĩ lại, nếu vì tuyệt vọng mà kết thúc cuộc sống thì ai sẽ chăm sóc em trai và mẹ. Suy nghĩ vào thời điểm đó khiến tôi chợt nhận ra rằng cuộc sống của mình thực sự hoàn toàn dành cho gia đình. Kể từ đó, tôi làm việc “bán sống bán chết”. Giờ đây dù tôi chẳng giàu có nhưng ít nhất đã có thể giúp gia đình sống thoải mái hơn.
Đôi lúc chúng ta cảm thấy cuộc sống thực sự quá khó khăn mà nguyên nhân sâu xa của sự khó khăn này chính là không có tiền. Với nhiều người, sự nghèo khó nó mang lại cảm giác đau lòng và tuyệt vọng không thể ngờ. Sau khi câu chuyện này được chia sẻ, rất nhiều thành viên khác đã viết câu chuyện của mình với hy vọng tìm được sự đồng cảm hay nhận được những lời ủi an, động viên để vượt qua được sự khó khăn.
1. “Thế giới rộng lớn như vậy sao người nghèo lại là tôi?”
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi được gia đình tin tưởng và gửi gắm vào một toà soạn báo. Những tưởng rằng tôi sẽ có một cuộc sống tuyệt vời hơn, nhưng không, ước mơ này đã sớm lụi tàn. Sau khi được nhận vào toà soạn, mức lương cho người học việc khoảng 2,8 triệu đồng nhưng tôi không thấy tủi thân mà sống rất giản dị với đồng lương ít ỏi đó suốt 2 năm.
Rồi 2 năm sau, bố tôi bị liệt nửa người do bệnh liên quan đến tim mạch và mạch máu não. Bố mất khả năng lao động, điều này đồng nghĩa với việc gia đình tôi vốn chẳng giàu có gì nay lại càng thêm khốn đốn. Lúc này cái nghèo càng khiến tôi tuyệt vọng hơn. Tôi chợt nảy ra ý định bỏ việc để tìm một công việc mới lương cao hơn, nếu không cuộc đời tôi sẽ rơi xuống vực thẳm. Một buổi tối mùa thu, sau bữa ăn, tôi rón rén nói với bố rằng tôi sẽ nghỉ việc ở toà soạn. Bố tôi lớn tiếng quát: “Con có biết bố đã khó khăn như thế nào để tìm được công việc này cho con không? Không bao giờ được phép nghĩ đến việc này nữa nghe chưa!”.
Nhưng trong tôi lúc đó chỉ có một ý định duy nhất là nghĩ việc và chẳng hiểu sao tôi lại rất quyết tâm. Từ nhỏ tôi đã luôn nghe lời bố, nhưng lần này thì tôi sẽ làm khác đi bởi nếu cứ tiếp tục như vậy, cuộc sống của tôi và bố sẽ khó khăn hơn. Hôm sau đi làm, tôi nộp đơn nghỉ việc. Một thời gian sau đó tôi khổ lắm, cuộc sống bấp bênh, nhiều lần tuyệt vọng tôi chỉ muốn tự vẫn mà thôi. Tôi cảm thấy cuộc sống thực sự khó khăn, thế giới rộng lớn như vậy, đông người như thế vậy sao người nghèo lại là tôi?
Đó là những ngày vô cùng khó khăn. Bố bị liệt, gia đình túng quẫn. Tôi chẳng còn đường lui, chỉ có thể dốc hết sức lực để thay đổi hiện trạng. Tôi quyết định vay mượn và mở một cửa hàng tiện lợi nho nhỏ. Tôi cũng bắt đầu viết lách trở lại để kiếm thêm. Và cuộc sống tôi cuối cùng đã trở nên tốt hơn rất nhiều. Thế giới này tàn nhẫn lắm, cái nghèo luôn đến một cách thầm lặng khi bạn không thể nghĩ ra. Nhưng chúng ta không thể để mình cúi đầu vì không không ai có số mệnh nghèo khổ cả đời. Chỉ cần làm ăn chăm chỉ, có ý chí thì nhất định sẽ thoát được khỏi sự hành hạ của cái nghèo.
2. Có tiền sẽ không cần phải nhìn mặt người khác mà sống, mới có đủ tự tin để chống chọi với cuộc đời.
Đối mặt với cuộc sống khắc nghiệt bạn tôi cùng lớp của tôi – Hùng - mới nhận ra mình thực sự không là gì cả. Cuộc sống tôi là một mớ hỗn độn. Trước sự tấn công của bệnh tật, bạn tôi chỉ biết thu mình trong góc than thở sao cuộc đời này bất công, thương cho số phận của mình.
Học đến hết trung học cơ sở, Hùng đã phải đi làm, quanh năm chạy vạy kiếm sống. Vì trình độ học vấn thấp nên cô chỉ có thể làm những việc chân tay với đồng lương ít ỏi. Cô rất muốn thay đổi cuộc sống của mình, vượt lên nghèo khó. Nhưng đôi khi cuộc sống thật nghiệt ngã khi một ngày nọ, cô hay tin người bố của mình đang ốm nặng. Cô vội vàng về nhà ngay trong đêm. Bố cô nằm trên giường, gương mặt tái mét, đau đớn và chỉ muốn được sống.
Hỏi mẹ, cô mới biết bố mình bị ung thư gan giai đoạn cuối và phải đối mặt với khoản tiền viện phí đắt đỏ. Nhưng bố cô kiên quyết không chữa trị và rơm rớm nước mắt nói: “Con đừng lãng phí tiền bạc. Ngày nào con còn chưa yên bề gia thất, bố không muốn con phải tốn kém cho bố”. Không khi đêm hôm đó nặng nề, Hùng chẳng cần suy nghĩ đã nói với bố: “Phải điều trị! Con không thể cứ nhìn bố thế này mà ra đi được, nếu không con sẽ mang tội cả đời”.
Số tiền cô có như muối bỏ bể bởi tiền thuốc men như một cái hố sâu không đáy, cô không thể nào lấp nổi. Cô biết mình không thể xoay xở thêm, đành đưa bố về nhà. Cô quỳ gối trước giường của bố và nói: “Con thật bất tài, con không còn cơ hội chăm sóc bố nữa rồi”. Mười ngày sau, người bố qua đời.
Hùng nhắn tin cho tôi: “Lúc đó thực sự tuyệt vọng. Mình như cỏ cây chỉ biết nhìn người thân yêu nhất của mình ra đi. Giây phút bố mất mình mới biết cái nghèo sẽ khiến con người ta tuyệt vọng. Mình không thể đủ tiền giúp bố chữa trị nhưng ít nhất mình phải cố gắng kéo dài cuộc sống của bố”.
Ai đó đã nói với tôi rằng tiền là thứ quan trọng nhất trên thế giới này, và giờ đây khi trưởng thành hơn, va vấp nhiều hơn với cuộc đời, tôi mới thấy điều đó thực sự đúng. Bởi khi có tiền, chúng ta mới có thể chăm lo cho bố mẹ tốt hơn, không cần phải nhìn mặt người khác mà sống, mới có đủ tự tin để chống chọi với cuộc đời.
3. Đôi khi đối mặt với cái nghèo, chúng ta trở nên bất lực, thậm chí có khóc cũng trốn vào góc kín đáo vì sợ làm phiền đến hạnh phúc của người khác
Bạn tôi Hoa là một y tá. Cô ấy từng kể tôi nghe một câu chuyện như thế này:
Một lần nọ có một ông lão có con trai bị viêm ruột thừa cấp tính. Ông đã chi ra hơn 28 triệu đồng để cùng đưa con trai đi chữa bệnh. Nhưng con số đó vẫn không đủ, người con gái lại lấy chồng xa, chẳng giúp gì được cho ông. Ông bần thần nhìn số tiền viện phí rồi nói với y tá: “Có thể giảm bớt một chút cho tôi không? Hay để vài ngày nữa tôi đóng cho đủ được không?”
Nhìn thấy bộ dạng của ông, Hoa đã gọi điện thoại cho giám đốc để giải thích tình hình của ông. May mắn thay, vị giám đốc đã đồng ý. Ông lão nắm tay Hoa và rối rít cảm ơn. Hoa nói với tôi: “Ông cụ lúc đó chắc tuyệt vọng lắm. Đối diện với nghèo khó thực sự bất lực”. Nếu bạn chưa bao giờ nghèo, bạn sẽ không bao giờ hiểu cuộc sống của người nghèo khó khăn như thế nào. Đôi khi đối mặt với cái nghèo, chúng ta trở nên bất lực, thậm chí có khóc cũng trốn vào góc kín đáo vì sợ làm phiền đến hạnh phúc của người khác.
Có một câu thoại trong bộ phim truyền hình tôi rất thích: “Đây là một thế giới khủng khiếp, chúng chia con người thành ba, sáu hoặc chín tầng lớp một cách tàn nhẫn”. Người giàu không lo cơm ăn áo mặc, có thể tận hưởng cuộc sống tiện nghi đến mức tối đa. Kẻ không có tiền thì bán mặt cho đất bán lưng cho trời để kiếm cái ăn.
Thực tế quá phũ phàng, có người hô mưa gọi gió dễ có vinh quang, có người vì nghèo đói, bệnh tật, bấp bênh mà vắt kiệt sức lực để tồn tại. Bạn có thể nói rằng mọi con đường đều dẫn đến Rome nhưng chỉ khi chúng ta được sinh ra ở Rome. Có những khi bạn cố gắng chạm vào trần nhà, bạn chợt nhận ra đôi khi đây chỉ là điểm khởi đầu của những người khác. Cảm giác bất lực do cái nghèo mang lại sẽ khiến bạn tuyệt vọng và mất niềm tin vào cuộc sống.
Khi mối nguy hiểm lớn nhất là nguy cơ đói nghèo hiện hữu trong tâm trí mọi người thì chẳng còn gì khác quan trọng nữa. Nghèo đói thực sự khủng khiếp, nó có thể khiến con người ta rơi vào tình trạng tuyệt vọng cùng cực, khiến ta không ngừng phàn nàn. Nhưng nó có ích gì không? Nếu bạn tiếp tục chống trả, bạn chỉ có thể là con rối của nó và bạn sẽ không bao giờ có thể đứng dậy được nữa trong cuộc đời mình.
Tiền thực sự quan trọng, nó có thể mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội lựa chọn hơn và cho phép chúng ta nắm bắt được số phận cuộc đời mình và thoát khỏi cảnh nghèo đói. Nhớ là chỉ cần có chí hướng, cần cù thì dù cuộc sống có khó khăn đến đâu cũng phải kiên trì, từng bước một thay đổi số phận. Ở đời không có con đường nào bằng phẳng, mỗi bước đi dù chông gai cũng đều giá trị và mang đến cho bạn những bài học sâu sắc.
Tôi năm nay 25 tuổi, gia đình ở nông thôn, bố mất sớm, em trai bị đột quỵ não, còn mẹ thì sức khoẻ lại không được tốt. Dù làm việc rất vất vả nhưng lương mỗi tháng chỉ khoảng 7 triệu đồng, cuộc sống gia đình rất khó khăn, thậm chí nhiều lần tôi còn có ý định quyên sinh vì quá tuyệt vọng. Nhưng rồi tôi suy nghĩ lại, nếu vì tuyệt vọng mà kết thúc cuộc sống thì ai sẽ chăm sóc em trai và mẹ. Suy nghĩ vào thời điểm đó khiến tôi chợt nhận ra rằng cuộc sống của mình thực sự hoàn toàn dành cho gia đình. Kể từ đó, tôi làm việc “bán sống bán chết”. Giờ đây dù tôi chẳng giàu có nhưng ít nhất đã có thể giúp gia đình sống thoải mái hơn.
Đôi lúc chúng ta cảm thấy cuộc sống thực sự quá khó khăn mà nguyên nhân sâu xa của sự khó khăn này chính là không có tiền. Với nhiều người, sự nghèo khó nó mang lại cảm giác đau lòng và tuyệt vọng không thể ngờ. Sau khi câu chuyện này được chia sẻ, rất nhiều thành viên khác đã viết câu chuyện của mình với hy vọng tìm được sự đồng cảm hay nhận được những lời ủi an, động viên để vượt qua được sự khó khăn.
1. “Thế giới rộng lớn như vậy sao người nghèo lại là tôi?”
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi được gia đình tin tưởng và gửi gắm vào một toà soạn báo. Những tưởng rằng tôi sẽ có một cuộc sống tuyệt vời hơn, nhưng không, ước mơ này đã sớm lụi tàn. Sau khi được nhận vào toà soạn, mức lương cho người học việc khoảng 2,8 triệu đồng nhưng tôi không thấy tủi thân mà sống rất giản dị với đồng lương ít ỏi đó suốt 2 năm.
Rồi 2 năm sau, bố tôi bị liệt nửa người do bệnh liên quan đến tim mạch và mạch máu não. Bố mất khả năng lao động, điều này đồng nghĩa với việc gia đình tôi vốn chẳng giàu có gì nay lại càng thêm khốn đốn. Lúc này cái nghèo càng khiến tôi tuyệt vọng hơn. Tôi chợt nảy ra ý định bỏ việc để tìm một công việc mới lương cao hơn, nếu không cuộc đời tôi sẽ rơi xuống vực thẳm. Một buổi tối mùa thu, sau bữa ăn, tôi rón rén nói với bố rằng tôi sẽ nghỉ việc ở toà soạn. Bố tôi lớn tiếng quát: “Con có biết bố đã khó khăn như thế nào để tìm được công việc này cho con không? Không bao giờ được phép nghĩ đến việc này nữa nghe chưa!”.
Nhưng trong tôi lúc đó chỉ có một ý định duy nhất là nghĩ việc và chẳng hiểu sao tôi lại rất quyết tâm. Từ nhỏ tôi đã luôn nghe lời bố, nhưng lần này thì tôi sẽ làm khác đi bởi nếu cứ tiếp tục như vậy, cuộc sống của tôi và bố sẽ khó khăn hơn. Hôm sau đi làm, tôi nộp đơn nghỉ việc. Một thời gian sau đó tôi khổ lắm, cuộc sống bấp bênh, nhiều lần tuyệt vọng tôi chỉ muốn tự vẫn mà thôi. Tôi cảm thấy cuộc sống thực sự khó khăn, thế giới rộng lớn như vậy, đông người như thế vậy sao người nghèo lại là tôi?
Đó là những ngày vô cùng khó khăn. Bố bị liệt, gia đình túng quẫn. Tôi chẳng còn đường lui, chỉ có thể dốc hết sức lực để thay đổi hiện trạng. Tôi quyết định vay mượn và mở một cửa hàng tiện lợi nho nhỏ. Tôi cũng bắt đầu viết lách trở lại để kiếm thêm. Và cuộc sống tôi cuối cùng đã trở nên tốt hơn rất nhiều. Thế giới này tàn nhẫn lắm, cái nghèo luôn đến một cách thầm lặng khi bạn không thể nghĩ ra. Nhưng chúng ta không thể để mình cúi đầu vì không không ai có số mệnh nghèo khổ cả đời. Chỉ cần làm ăn chăm chỉ, có ý chí thì nhất định sẽ thoát được khỏi sự hành hạ của cái nghèo.
2. Có tiền sẽ không cần phải nhìn mặt người khác mà sống, mới có đủ tự tin để chống chọi với cuộc đời.
Đối mặt với cuộc sống khắc nghiệt bạn tôi cùng lớp của tôi – Hùng - mới nhận ra mình thực sự không là gì cả. Cuộc sống tôi là một mớ hỗn độn. Trước sự tấn công của bệnh tật, bạn tôi chỉ biết thu mình trong góc than thở sao cuộc đời này bất công, thương cho số phận của mình.
Học đến hết trung học cơ sở, Hùng đã phải đi làm, quanh năm chạy vạy kiếm sống. Vì trình độ học vấn thấp nên cô chỉ có thể làm những việc chân tay với đồng lương ít ỏi. Cô rất muốn thay đổi cuộc sống của mình, vượt lên nghèo khó. Nhưng đôi khi cuộc sống thật nghiệt ngã khi một ngày nọ, cô hay tin người bố của mình đang ốm nặng. Cô vội vàng về nhà ngay trong đêm. Bố cô nằm trên giường, gương mặt tái mét, đau đớn và chỉ muốn được sống.
Hỏi mẹ, cô mới biết bố mình bị ung thư gan giai đoạn cuối và phải đối mặt với khoản tiền viện phí đắt đỏ. Nhưng bố cô kiên quyết không chữa trị và rơm rớm nước mắt nói: “Con đừng lãng phí tiền bạc. Ngày nào con còn chưa yên bề gia thất, bố không muốn con phải tốn kém cho bố”. Không khi đêm hôm đó nặng nề, Hùng chẳng cần suy nghĩ đã nói với bố: “Phải điều trị! Con không thể cứ nhìn bố thế này mà ra đi được, nếu không con sẽ mang tội cả đời”.
Số tiền cô có như muối bỏ bể bởi tiền thuốc men như một cái hố sâu không đáy, cô không thể nào lấp nổi. Cô biết mình không thể xoay xở thêm, đành đưa bố về nhà. Cô quỳ gối trước giường của bố và nói: “Con thật bất tài, con không còn cơ hội chăm sóc bố nữa rồi”. Mười ngày sau, người bố qua đời.
Hùng nhắn tin cho tôi: “Lúc đó thực sự tuyệt vọng. Mình như cỏ cây chỉ biết nhìn người thân yêu nhất của mình ra đi. Giây phút bố mất mình mới biết cái nghèo sẽ khiến con người ta tuyệt vọng. Mình không thể đủ tiền giúp bố chữa trị nhưng ít nhất mình phải cố gắng kéo dài cuộc sống của bố”.
Ai đó đã nói với tôi rằng tiền là thứ quan trọng nhất trên thế giới này, và giờ đây khi trưởng thành hơn, va vấp nhiều hơn với cuộc đời, tôi mới thấy điều đó thực sự đúng. Bởi khi có tiền, chúng ta mới có thể chăm lo cho bố mẹ tốt hơn, không cần phải nhìn mặt người khác mà sống, mới có đủ tự tin để chống chọi với cuộc đời.
3. Đôi khi đối mặt với cái nghèo, chúng ta trở nên bất lực, thậm chí có khóc cũng trốn vào góc kín đáo vì sợ làm phiền đến hạnh phúc của người khác
Bạn tôi Hoa là một y tá. Cô ấy từng kể tôi nghe một câu chuyện như thế này:
Một lần nọ có một ông lão có con trai bị viêm ruột thừa cấp tính. Ông đã chi ra hơn 28 triệu đồng để cùng đưa con trai đi chữa bệnh. Nhưng con số đó vẫn không đủ, người con gái lại lấy chồng xa, chẳng giúp gì được cho ông. Ông bần thần nhìn số tiền viện phí rồi nói với y tá: “Có thể giảm bớt một chút cho tôi không? Hay để vài ngày nữa tôi đóng cho đủ được không?”
Nhìn thấy bộ dạng của ông, Hoa đã gọi điện thoại cho giám đốc để giải thích tình hình của ông. May mắn thay, vị giám đốc đã đồng ý. Ông lão nắm tay Hoa và rối rít cảm ơn. Hoa nói với tôi: “Ông cụ lúc đó chắc tuyệt vọng lắm. Đối diện với nghèo khó thực sự bất lực”. Nếu bạn chưa bao giờ nghèo, bạn sẽ không bao giờ hiểu cuộc sống của người nghèo khó khăn như thế nào. Đôi khi đối mặt với cái nghèo, chúng ta trở nên bất lực, thậm chí có khóc cũng trốn vào góc kín đáo vì sợ làm phiền đến hạnh phúc của người khác.
Có một câu thoại trong bộ phim truyền hình tôi rất thích: “Đây là một thế giới khủng khiếp, chúng chia con người thành ba, sáu hoặc chín tầng lớp một cách tàn nhẫn”. Người giàu không lo cơm ăn áo mặc, có thể tận hưởng cuộc sống tiện nghi đến mức tối đa. Kẻ không có tiền thì bán mặt cho đất bán lưng cho trời để kiếm cái ăn.
Thực tế quá phũ phàng, có người hô mưa gọi gió dễ có vinh quang, có người vì nghèo đói, bệnh tật, bấp bênh mà vắt kiệt sức lực để tồn tại. Bạn có thể nói rằng mọi con đường đều dẫn đến Rome nhưng chỉ khi chúng ta được sinh ra ở Rome. Có những khi bạn cố gắng chạm vào trần nhà, bạn chợt nhận ra đôi khi đây chỉ là điểm khởi đầu của những người khác. Cảm giác bất lực do cái nghèo mang lại sẽ khiến bạn tuyệt vọng và mất niềm tin vào cuộc sống.
Khi mối nguy hiểm lớn nhất là nguy cơ đói nghèo hiện hữu trong tâm trí mọi người thì chẳng còn gì khác quan trọng nữa. Nghèo đói thực sự khủng khiếp, nó có thể khiến con người ta rơi vào tình trạng tuyệt vọng cùng cực, khiến ta không ngừng phàn nàn. Nhưng nó có ích gì không? Nếu bạn tiếp tục chống trả, bạn chỉ có thể là con rối của nó và bạn sẽ không bao giờ có thể đứng dậy được nữa trong cuộc đời mình.
Tiền thực sự quan trọng, nó có thể mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội lựa chọn hơn và cho phép chúng ta nắm bắt được số phận cuộc đời mình và thoát khỏi cảnh nghèo đói. Nhớ là chỉ cần có chí hướng, cần cù thì dù cuộc sống có khó khăn đến đâu cũng phải kiên trì, từng bước một thay đổi số phận. Ở đời không có con đường nào bằng phẳng, mỗi bước đi dù chông gai cũng đều giá trị và mang đến cho bạn những bài học sâu sắc.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn